Làm thế nào để biết lợi khuẩn bổ sung bao nhiêu là đủ cho cơ thể ?
24/10/2024 17:24
1. Lợi khuẩn là gì?
Lợi khuẩn là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe con người đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn và các chế phẩm men vi sinh (probiotics) có thể sử dụng thường xuyên mà không cần chỉ định của Bác sĩ.
Trên thực tế chúng ta đang bổ sung lợi khuẩn hàng ngày thông qua đường ăn uống như: Sữa chua, sữa chua men sống, các loại rau củ quả lên men. Nhưng việc bổ sung lợi khuẩn này thường sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu lợi khuẩn của cơ thể.
2. Vai trò của lợi khuẩn đối với cơ thể
- Cân bằng bệ vi sinh vật đường ruột: Trong ruột, có hàng tỷ vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Probiotics giúp duy trì sự cân bằng giữa chúng, ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.
- Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Lợi khuẩn giúp phân giải thức ăn, hấp thụ dưỡng chất và sản xuất các enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Lợi khuẩn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ của ruột, ngăn chặn vi khuẩn và virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi khuẩn có thể giúp giảm triệu chứng của các rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), tiêu chảy, táo bón và viêm đại tràng.
3. Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có hệ vi sinh đường ruột cân bằng
3.1. Tiêu hóa tốt
- Đi tiêu đều đặn: Bạn có thể đi tiêu đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày một lần mà không gặp khó khăn.
- Phân mềm và dễ đi: Phân có kết cấu mềm, không quá cứng hoặc quá lỏng, không có mùi quá khó chịu.
3.2. Không có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- Không bị đầy hơi, chướng bụng: Bạn ít khi hoặc không cảm thấy đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.
- Không có triệu chứng khó tiêu: Bạn không cảm thấy đau bụng, buồn nôn, hoặc khó tiêu sau khi ăn.
3.3. Sức khỏe tổng thể tốt
- Ít bị ốm vặt: Bạn ít bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường.
- Phục hồi nhanh chóng sau khi ốm: Khi bị ốm, bạn phục hồi nhanh chóng và không gặp phải các biến chứng.\
3.4. Da khỏe mạnh
- Da sáng và ít mụn: Da của bạn trông sáng, khỏe mạnh và ít bị mụn trứng cá hoặc các vấn đề da khác.
- Không bị kích ứng hoặc viêm da: Da không bị kích ứng, đỏ hay viêm nhiễm.
3.5. Tâm trạng ổn định và tinh thần thoải mái
- Tâm trạng tốt: Bạn cảm thấy vui vẻ, ít căng thẳng và lo âu.
- Ngủ ngon giấc: Bạn có giấc ngủ sâu, ngon và cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy.
3.6. Duy trì cân nặng ổn định
- Cân nặng ổn định: Bạn duy trì được cân nặng theo chỉ số BMI, không bị tăng hoặc giảm cân đột ngột.
3.7. Không mắc các vấn đề về viêm nhiễm
- Giảm các triệu chứng viêm: Bạn không gặp phải các vấn đề viêm nhiễm như viêm khớp, viêm xoang, viêm da, v.v.
- Ít bị dị ứng: Bạn ít bị dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng môi trường.
3.8. Hơi thở tốt và miệng khỏe mạnh
- Không bị hôi miệng: Hơi thở của bạn không có mùi hôi.
- Miệng khỏe mạnh: Bạn không gặp các vấn đề về nướu, răng hay viêm lợi.
4. Các tác dụng phụ không mong muốn nếu bổ sung quá nhiều lợi khuẩn
Mặc dù lợi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa nhưng không nên bổ sung quá nhiều. Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn vô hình chung sẽ làm cho mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như:
- Đầy hơi chướng bụng: Lợi khuẩn sẽ tạo ra khí khi chúng tiêu hóa thức ăn trong ruột. Việc bổ sung lượng lớn lợi khuẩn sẽ làm gia tăng lượng khí này gây nên đầy hơi, chướng bụng.
- Tiêu chảy: Sự thay đổi đột ngột trong hệ vi sinh vật đường ruột do lượng lớn lợi khuẩn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.
- Táo bón: Việc tăng cường lợi khuẩn có thể ảnh hưởng đến chuyển động của ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây táo bón.
- Nhiễm trùng: Tác dụng xảy ra ở số ít các trường hợp. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc các bệnh mãn tính, việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng từ các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh.
- Dị ứng: Lợi khuẩn được bổ sung từ thực phẩm hoặc vi khuẩn mà cơ thể bạn có thể phản ứng dị ứng. Điều này có thể gây ra triệu chứng phát bạn, ngứa và sưng.
- Giảm tác dụng của thuộc kháng sinh: Nếu bổ sung lợi khuẩn không đúng cách, bổ sung cùng với đợt điều trị kháng sinh sẽ làm giảm tác dụng của thuốc
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Việc bổ sung quá nhiều lợi khuẩn dẫn đến việc gia tăng quá mức số lượng làm lấn át các loại lợi khuẩn khác.
5. Bổ sung lợi khuẩn đúng cách
- Lựa chọn những sản phẩm cung cấp lợi khuẩn đảm bảo chất lượng:
- Bổ sung từ sản phẩm men vi sinh: Probiotics Plus Hcpharma là sản phẩm được bộ y tế cấp phép.
- Bổ sung từ thực phẩm hàng ngày: các sản phẩm muối chua, sữa chua lên men.
- Sử dụng đúng liều bổ sung theo từng độ tuổi đối với men vi sinh Probiotics Plus Hcpharma
- Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng theo ý kiến của cán bộ y tế (khuyên dùng: uống 1 gói /lần x 1 lần/ngày)
- Trẻ trên 2 tuổi đến 9 tuổi: uống 1 gói/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ từ 9 tuổi trở lên và người lớn: uống 1 gói/lần x 3 lần/ngày.
Kết Luận:
Mặc dù lợi khuẩn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc bổ sung quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, nhiễm trùng, dị ứng, và tương tác với thuốc. Để đảm bảo bạn bổ sung probiotics một cách an toàn và hiệu quả, hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu cần. Điều này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của lợi khuẩn mà không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn